Sức khỏe
9 Thói Quen Giúp Não Khỏe Mạnh, Ngăn Ngừa Suy Giảm Trí Nhớ
Các thói quen tốt và xấu giúp bạn có một tinh thần và một bộ não linh hoạt tăng cường sức khỏe tinh thần và thể chất.
Bộ não là cơ quan quan trọng bậc nhất trong cơ thể con người, kiểm soát mọi hoạt động từ tư duy, cảm xúc đến các chức năng của con người. Để bảo vệ và tăng cường sức khỏe não bộ, việc duy trì những thói quen lành mạnh mỗi ngày là điều vô cùng cần thiết. Dưới đây là 9 thói quen giúp não khỏe mạnh bạn nên áp dụng ngay hôm nay.

1. Ngủ đủ giấc mỗi ngày
Ngủ quá nhiều (hơn 9 giờ) hoặc quá ít (dưới 6 giờ) đều ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng não bộ. Giấc ngủ chất lượng giúp cơ thể nghỉ ngơi, tái tạo năng lượng và loại bỏ độc tố trong não. Hãy duy trì thói quen ngủ từ 7–8 giờ mỗi đêm để giúp não hoạt động tốt nhất.
2. Hạn chế ăn thực phẩm chứa muối và chất béo bão hòa
Các loại hạt ướp muối và thực phẩm nhiều chất béo không tốt có thể ảnh hưởng tiêu cực đến trí nhớ. Thay vào đó, hãy bổ sung omega-3 từ các loại thực phẩm như: hạt óc chó, đậu nành, cá hồi, cá ngừ... Đây là những dưỡng chất quan trọng giúp tăng cường trí nhớ và khả năng tập trung.
3. Không ngừng học hỏi
Học tập liên tục là cách rèn luyện tư duy hiệu quả nhất. Việc thường xuyên tiếp thu kiến thức mới, rèn luyện kỹ năng, giải đố hoặc đọc sách sẽ kích thích não bộ hoạt động, giúp bạn tư duy linh hoạt và tăng khả năng sáng tạo.
4. Đi du lịch để làm mới tâm trí
Mỗi chuyến đi là cơ hội để não bộ tiếp xúc với môi trường mới, kích thích khả năng thích nghi và học hỏi. Nghiên cứu cho thấy việc đi du lịch thường xuyên giúp giảm nguy cơ sa sút trí tuệ, cải thiện tinh thần và duy trì trí nhớ lâu dài.
5. Tham gia các hoạt động xã hội
Tham gia câu lạc bộ, trò chuyện cùng bạn bè hoặc các hoạt động thể thao, tình nguyện… giúp bạn duy trì sự gắn kết và giảm nguy cơ trầm cảm. Hoạt động xã hội còn giúp bạn rèn luyện tư duy phản xạ, từ đó giúp não bộ khỏe mạnh hơn.
6. Sống chậm lại và giảm căng thẳng
Cuộc sống hối hả khiến nhiều người rơi vào trạng thái căng thẳng mãn tính. Bộ não làm việc liên tục đến 18 giờ mỗi ngày có thể dễ dàng bị quá tải. Hãy học cách sống chậm lại, thiền định, nghỉ ngơi hợp lý để bảo vệ trí nhớ và sức khỏe tinh thần.
7. Tăng cường vận động thể chất
Thường xuyên vận động là một trong những yếu tố quan trọng giúp cải thiện chức năng não. Chỉ cần 30 phút đi bộ mỗi ngày cũng đủ để tăng lưu lượng máu lên não, nâng cao độ minh mẫn và giảm nguy cơ mắc các bệnh thoái hóa thần kinh.
8. Theo dõi sức khỏe định kỳ
Huyết áp cao và cholesterol cao có thể ảnh hưởng đến trí nhớ và tăng nguy cơ đột quỵ. Việc kiểm tra sức khỏe thường xuyên giúp bạn kiểm soát được các chỉ số quan trọng, kịp thời điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt.
9. Hạn chế tiếp xúc với thiết bị điện tử
Dành quá nhiều thời gian (trên 6 giờ mỗi ngày) cho điện thoại hoặc máy tính có thể dẫn đến rối loạn tâm lý, tăng nguy cơ trầm cảm và suy giảm khả năng tập trung. Hãy đặt giới hạn sử dụng thiết bị và dành thời gian nhiều hơn cho các hoạt động ngoài trời, giao tiếp trực tiếp.